LUẬT SƯ TRANH TỤNG     0901.785.779       luatsunguyenviethung13@gmail.com      39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM       Facebook Logo Biểu Tượng - Miễn Phí vector hình ảnh trên Pixabay - Pixabay   zalo-icon - Phụ kiện Tuấn Lê   Messenger icon png 16716463 PNG
Lượt xem: 1615

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi có xảy ra tranh chấp thì sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải nếu như các bên xảy ra tranh chấp không tự hòa giải được.


Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ 2023

(Hình ảnh minh họa)

Đất như thế nào được xem là không có giấy tờ?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Trong trường hợp người sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; người sử dụng đất có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất; Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Như vậy, đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định, việc tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ sẽ được giải quyết dựa trên các căn cứ sau:
  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài các căn cứ nêu trên, cơ quan thẩm quyền cũng có thể dựa vào kết quả xác minh thực tế; Biên bản hòa giải; Lời khai của các đương sự; Giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên; Kết quả giám định,… Để hiểu rõ hơn về căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ, bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật Hùng Việt qua số Điện thoại/Zalo: 0901.785.779 để được Luật sư tư vấn và giải đáp.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Hòa giải  

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc; giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Nếu không tiến hành hòa giải tại UBND; chủ thể tranh chấp không có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp vì chưa đủ điều kiện khởi kiện theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Lưu ý: Đối với những tranh chấp liên quan đến đất đai như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở; Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn… các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.


Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu hòa giải
Một bên hoặc các Bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Bước 2: UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh tranh chấp
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
  • Thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp: về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Bước 3: Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các Bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 4: Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
  • Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản gồm các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Thời hạn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ tại Ủy ban nhân dân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc; không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, thì đương sự được lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc; khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc; khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính.
 
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp huyện/tỉnh.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ; chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 2. Giải quyết đơn yêu cầu
– Chủ tịch UBND huyện/tỉnh giao cơ quan tham mưu giải quyết.
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:
+ Thẩm tra, xác minh vụ việc;
+ Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp;
+ Tổ chức cuộc họp các ban; ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);
+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 3. Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp
Chủ tịch UBND huyện/tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc; quyết định công nhận hòa giải thành; gửi cho các bên tranh chấp; các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Lưu ý: Nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:
Khiếu nại tới Chủ tịch UBND Tỉnh.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ tại Tòa án nhân dân

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì một trong các Bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản.
Khi khởi kiện tại Tòa án, các Bên tranh chấp cần thu thập tài liệu; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.

 
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ bao gồm:
Đơn khởi kiện;
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất;
Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
Sổ hộ khẩu (Bản sao);
Các giấy tờ liên quan khác.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.
Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án
Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp hồ sơ khởi kiện không đầy đủ, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử 
Trong thờ gian chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành; Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Sau khi có Bản án sơ thẩm, các Bên tranh chấp có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan; tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc; không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trên đây là những thông tin mà Luật Hùng Việt phân tích về đất đai không có giấy tờ và hướng giải quyết tranh chấp. Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ qua Hotline 0901.785.779 để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
 

Bình luận

XEM THÊM

Hướng dẫn cách xác định nguồn gốc đất khi làm sổ đỏ

Hướng dẫn cách xác định nguồn gốc đất khi làm sổ đỏ

Hợp thức hóa nhà đất mua bằng gấy tay theo quy định Luật đất đai 2013

Hợp thức hóa nhà đất mua bằng gấy tay theo quy định Luật đất đai 2013

Thời hạn, thủ tục kháng cáo trong vụ án hành chính

Thời hạn, thủ tục kháng cáo trong vụ án hành chính

Mua, bán nhà đất bằng giấy tay có hiệu lực pháp lý không?

Mua, bán nhà đất bằng giấy tay có hiệu lực pháp lý không?

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai 2023

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai 2023

©2023 Bản quyền thuộc về Luật Hùng Việt® - Mọi nội dung được copy từ website này phải ghi rõ nguồn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ