LUẬT SƯ TRANH TỤNG     0901.785.779       luatsunguyenviethung13@gmail.com      39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM       Facebook Logo Biểu Tượng - Miễn Phí vector hình ảnh trên Pixabay - Pixabay   zalo-icon - Phụ kiện Tuấn Lê   Messenger icon png 16716463 PNG
Lượt xem: 52

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.


Tại Điều 204  Luật Tố tụng hành chính quy định về người có quyền kháng cáo như sau: Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đơn kháng cáo

Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo quy định tại Điều 205 Luật Tố tụng hành chính về đơn kháng cáo phải có các nội dung sau đây:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Thời hạn kháng cáo (Điều 206 Luật Tố tụng hành chính 2015)
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.
- Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Thụ lý đơn kháng cáo (207 Luật Tố tụng hành chính 2015)

- Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 205 của Luật này.
-Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
- Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 205 của Luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại đơn kháng cáo hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
- Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
  • Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
  • Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo mặc dù đã có yêu cầu của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều này;

Kháng cáo quá hạn (Điều 208 Luật Tố tụng hành chính 2015)

- Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 206 của Luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của đương sự kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Viện kiểm sát cùng cấp và Tòa án cấp sơ thẩm; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại các điều 209, 210 và 216 của Luật này.

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin như sau:

Bình luận

XEM THÊM

Hướng dẫn cách xác định nguồn gốc đất khi làm sổ đỏ

Hướng dẫn cách xác định nguồn gốc đất khi làm sổ đỏ

Hợp thức hóa nhà đất mua bằng gấy tay theo quy định Luật đất đai 2013

Hợp thức hóa nhà đất mua bằng gấy tay theo quy định Luật đất đai 2013

Mua, bán nhà đất bằng giấy tay có hiệu lực pháp lý không?

Mua, bán nhà đất bằng giấy tay có hiệu lực pháp lý không?

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất

Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai 2023

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất đai 2023

Điều kiện, thủ tục làm Sổ đỏ không có giấy tờ 2023

Điều kiện, thủ tục làm Sổ đỏ không có giấy tờ 2023

©2023 Bản quyền thuộc về Luật Hùng Việt® - Mọi nội dung được copy từ website này phải ghi rõ nguồn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ