LUẬT SƯ TRANH TỤNG     0901.785.779       luatsunguyenviethung13@gmail.com      39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM       Facebook Logo Biểu Tượng - Miễn Phí vector hình ảnh trên Pixabay - Pixabay   zalo-icon - Phụ kiện Tuấn Lê   Messenger icon png 16716463 PNG
Lượt xem: 40

Luật sư cho em hỏi vấn đề này với ạ. Mẹ em có cho anh A vay 650 triệu đồng khi cho vay mẹ em có viết giấy vay tiền và có mẹ của anh A là người bảo lãnh cho anh A vay số tiền này. Trong giấy vay tiền có ghi nhận nếu quá thời hạn cho vay mà anh A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì mẹ của anh A sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 650 triệu này. Gia đình em nhiều lần đi đòi tiền mà bên anh A không chịu trả, Luật sư cho em hỏi bây giờ em có thể yêu cầu mẹ của anh A trả nợ được không?


Những nguyên tắc khi cho vay mượn tiền cần nhớ - Luật Nhân Dân
Hình ảnh minh họa
Trong bài viết này sẽ phân tích và nêu rõ những nội dung liên quan đến vấn đề bạn cần giải đáp nhé.
1. Bảo lãnh là gì?
Tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Phạm vi bảo lãnh:
+ Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
+ Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
(Theo khoản 1 Điều 335 và Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Bảo lãnh người khác vay tiền có phải trả nợ thay không?
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự có quy định rõ về nghĩa vụ của người bảo lãnh
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh như sau:
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Từ các quy định trên, bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh nếu thuộc các trường hợp sau:
- Trường hợp có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn, trong trường hợp này mẹ của anh A là người bảo lãnh và có viết cam kết trong giấy vay tiền là “nếu đến thời hạn trả nợ nhưng anh A không trả thì mẹ của anh A sẽ trả số tiền nợ này”.
Như vậy, từ những căn cứ pháp luật mà chúng tôi phân tích nêu trên, trong trường hợp này gia đình bạn có quyền yêu cầu mẹ của anh A thực hiện nghĩa vụ trả nợ 650 triệu đồng thay cho anh A.
Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn miễn phí.

Bình luận

XEM THÊM

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong  Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải  công chứng không?

Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Vi bằng là gì? Có giá trị pháp lý không?

Vi bằng là gì? Có giá trị pháp lý không?

Chứng thư thẩm định giá là gì? Có hiệu lực bao lâu?

Chứng thư thẩm định giá là gì? Có hiệu lực bao lâu?

©2023 Bản quyền thuộc về Luật Hùng Việt® - Mọi nội dung được copy từ website này phải ghi rõ nguồn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ