LUẬT SƯ TRANH TỤNG     0901.785.779       luatsunguyenviethung13@gmail.com      39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM       Facebook Logo Biểu Tượng - Miễn Phí vector hình ảnh trên Pixabay - Pixabay   zalo-icon - Phụ kiện Tuấn Lê   Messenger icon png 16716463 PNG
Lượt xem: 33

Bên cạnh những công thức pha chế trong lĩnh vực ẩm thực như công thức nấu ăn, công thức pha chế đồ uống, … thì công thức pha chế nước hoa cũng nhận được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Mỗi thành phần, nguyên liệu và công thức pha chế khác nhau sẽ tạo ra những mùi hương nước hoa không giống nhau. Sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc, mùi hương nước hoa sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết là Công thức pha chế nước hoa có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng nào? Và việc đăng ký bảo hộ đó cần tuân thủ điều kiện gì?


Hãy cùng Luật Hùng Việt giải đáp tất cả các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
 

Đặt tên nhãn hiệu như thế nào để không bị lãng quên? (2023)
 
 




















1. Công thức pha chế nước hoa thuộc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nào?
Để có thể trả lời câu hỏi được đặt ra ở tiêu đề trên, trước hết bạn đọc cần biết được công thức pha chế nước hoa thuộc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nào?
Tài sản trí tuệ dưới dạng mùi hương là một loại tài sản trí tuệ phi truyền thống. Theo đó, để trở thành tài sản trí tuệ phi truyền thống cần thỏa mãn 2 điều kiện:
- Thỏa mãn 5 đặc điểm của một tài sản trí tuệ: thuộc tính vô hình, có tính xác định được, có tính sáng tạo, tính không bị hao mòn và có khả năng sinh lời;
- Không được cấu thành từ chữ, số, các hình vẽ hoặc các dấu hiệu nhìn thấy được mà được cấu thành từ những thành phần chứa hương liệu và mùi.
Trên thực tế, tài sản trí tuệ mùi hương có thể tồn tại dưới dạng công thức pha chế hương liệu/công thức điều chế nước hoa, phương pháp tinh chế mùi, nhãn hiệu mùi hương,...
Theo quy định của pháp luật, căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 (sau đây được viết là Luật SHTT 2022), quy định về “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”, theo đó:
(1). Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(2). Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
(3). Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Đối với nhóm số (1)
Theo khoản 3 Điều 15 Luật SHTT 2022 “quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu” không phải các đôi tượng thuộc phạm vi bảo hộ Quyền tác giả, do đó, tài sản trí tuệ mùi cụ thể dưới dạng công thức điều chế, quy trình điều chế nước hoa sẽ không được bảo hộ theo cơ chế của quyền tác giả.  
Đối với nhóm số (2)
Công thức nước hoa không thể hiện dưới một hình thù, kiểu dáng nhất định nên không thể xếp vào đối tượng kiểu dáng công nghiệp.
Công thức nước hoa không thể hiện dưới dạng dấu hiệu chữ viết, hình ảnh, ký hiệu để phân biệt với sản phẩm, chủ thể kinh doanh khác hay với khu vực kinh doanh khác nên không thể xếp vào nhóm đối tượng nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý.
Công thức nước hoa không mang các đặc tính của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bởi: mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử
Đối với nhóm số (3)
Đối tượng của quyền đối với giông cây trồng và vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch không thuộc các đối tượng SHTT có ngoại diên trùng, hay tương tự với tài sản trí tuệ mùi, nên tài sản trí tuệ mùi sẽ không được bảo hộ quyền SHTT theo cơ chế của quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, công thức pha chế nước hoa có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc bí mật kinh doanh. 

Tìm hiểu về thương hiệu nước hoa Le Labo - Fptshop.com.vn

2. Các dạng bảo hộ công thức pha chế nước hoa
2.1. Công thức pha chế nước hoa được bảo hộ dưới dạng sáng chế
a. Căn cứ xác lập
Trong trường hợp công thức nước hoa muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2019 quy định “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là trên cơ sở đăng ký bảo hộ đối với sáng chế đó.
b. Điều kiện bảo hộ
Thứ nhất: Thành phần cấu thành công thức pha chế
Khi muốn đăng ký quyền sở hữu đầy đủ, chủ sở hữu công thức phải kê khai chi tiết danh sách chất hoá học cùng với tỉ lệ và cách thức chưng cất, ủ thành phẩm. Như vậy, việc để lộ công thức pha chế nước hoa sẽ tạo điều kiện cho những chủ thể khác thực hiện hành vi sản xuất và buôn bán nước hoa nhái, tác động xấu đến doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như nền kinh tế thị trường. 
Thứ hai: Tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật SHTT 2022, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong đó, điều kiện về tính mới của sáng chế được Điều 60 của Luật SHTT 2019 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định chi tiết như sau:
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1). Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
(2). Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
Trên thực tế, những người làm nước hoa muốn tạo mùi giống mùi đã có sẵn (mùi hương hoa, trái cây, ...) cũng làm được. Có thể làm thủ công dựa trên kỹ năng của người chế tác mùi, có thể dùng công nghệ. Một cách công nghệ cao là dùng máy lượng phổ sắc khí để phân tích cấu tạo nước hoa và pha chế giống hệt. Có những mùi nước hoa giống nhau, có thể là trùng hợp, có thể không, khó mà nói chính xác được vì người dùng không thể biết được những mùi hương đó đã được làm ra thế nào. Theo đó, việc chứng minh tính mới của sáng chế có thể gây khó khăn cho chủ sở hữu công thức nước hoa để đăng ký văn bằng bảo hộ.
2.2. Công thức pha chế nước hoa được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh
a. Căn cứ xác lập
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT hiện hành thì, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định việc đăng ký với cơ quan nhà nước là thủ tục bắt buộc để bí mật kinh doanh được bảo hộ.
b. Điều kiện bảo hộ
Trường hợp công thức nước hoa được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh, Luật SHTT hiện hành quy định như sau:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Công thức pha chế nước hoa sẽ được xem là bí mật kinh doanh nếu đó là kết quả của quá trình tìm tòi và sáng tạo, không dễ dàng có được; tạo lợi thế kinh doanh cho chủ sở hữu và được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để công thức đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. 
Như vậy, công pha chế thức nước hoa có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện đã đề cập ở phần tư vấn trên, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để được Nhà nước bảo hộ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc Đăng ký bảo hộ công thức pha chế nước hoa. Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Chuyên viên sở hữu trí tuệ Thảo Trần

 


 

Bình luận

XEM THÊM

Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2023

Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2023

©2023 Bản quyền thuộc về Luật Hùng Việt® - Mọi nội dung được copy từ website này phải ghi rõ nguồn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ